THAM DỰ TẬP HUẤN THỰC NGHIỆM LUẬN ÁN TIẾN SĨ
[ Ngày đăng: 20/05/2016 08:24:46, lượt xem: 1359 ]

 MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO CHUYÊN MÔN

CỦA GIẢNG VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG CĐSP KHU VỰC MIỀN TRUNG – CHXHCN VIỆT NAM

(CHUYÊN NGÀNH KHOA HỌC GIÁO DỤC)

 

Thạc sĩ Nguyễn Thị Hồng Yến

Tổ Chính trị - GDTC – QPAN

 

     Ngày 15/4/2016, được sự cho phép của lãnh đạo trường CĐSPQT, nghiên cứu sinh Lê Đức Quảng đang  theo học bậc tiến sĩ chuyên ngành khoa học giáo dục ở Thái Lan đã tổ chức 1 buổi tập huấn tại tầng 3 của  Trung  tâm hỗ trợ học tập – Thư viện  của trường . Trong buổi tập huấn, nghiên cứu sinh Lê Đức Quảng sẽ thực nghiệm luận án của mình  trong thực tiễn để  dánh giá hiệu quả  của mô hình phát triển năng lực lãnh đạo giảng dạy cuả giảng viên các trường cao đẳng sư phạm  khu vực miền trung của Việt Nam. Tham dự buổi tập huấn  này có 20 giảng viên trẻ đến từ các khoa Nhạc – Họa, khoa Xã hội, khoa Mầm non, phòng Đào tạo, khoa  Quản lý giáo dục –Liên kết Đào tạo,  Trung tâm CNTT – Truyền thông  tổ Tâm lý – Anh văn và tổ Chính trị  - GDTC – QPAN.  Tổ Chính trị - GDTC – QPAN có 5 đồng chí tham gia đó là: Nguyễn Thị Hồng Yến, Hoàng Thị Thanh Dàn, Hoàng Thị Thúy Tình, Nguyễn Văn Sanh, Nguyễn Thanh Bình.

     Vì đây là 1 Luận án Tiến sĩ khoa học giáo dục của NCS Lê Đức Quảng mang tính thực tiễn và khá mới mẻ đối với Việt Nam  được thực hiện theo phương pháp Nghiên cứu và phát triển (Research and Development: R & D). Luận án được tiến hành qua ba giai đoạn: Giai đoạn 1: Xác định phạm vi và các yếu tố về năng lực lãnh đạo giảng dạy của giảng viên. Giai đoạn 2: Thiết kế và cải tiến mô hình phát triển. Giai đoạn 3: Thực nghiệm và kết luận kết quả thực nghiệm. Tác giả đã hoàn thành  được 2 giai đoạn  của Luận án. Giai đoạn 3, để đánh giá hiệu quả của mô hình phát triển năng lực lãnh đạo giảng dạy của giảng viên  ở các trường Cao đẳng Sư phạm khu vực miền Trung –Việt Nam, tác giả đã lựa chọn khách thể thực nghiệm là 20 giảng viên trẻ của trường CĐSP Quảng Trị. Thông qua quá trình thực nghiệm  vừa  kiểm tra  lại vừa  bồi dưỡng thêm về kiến thức, kỹ năng cho giảng viên về các lĩnh vực mà mô hình đưa ra như sau:

1) Xác định tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu của việc dạy - học.

          2) Phát triển chương trình và tổ chức dạy - học.

3) Nâng cao chất lượng của người học.

4) Tạo dựng môi trường học tập thuận lợi.

5) Nghiên cứu khoa học để phát triển chất lượng Giáo dục.

Đồng thời, thông qua buổi tập huấn, tác giả muốn tiếp thu thêm ý kiến đóng góp của các giảng viên nhằm sửa chữa, bổ sung về nội dung và hình thức giúp mô hình giáo dục này được hoàn thiện, đạt hiệu quả hơn.

     Trong buổi tập huấn này, ngoài những nội dung chính cần phải trình bày, tác giả đã mời TS. Lê Thị Hương, Hiệu trưởng trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Trị  có lời phát biểu khai mạc, chỉ rõ tính thực tiễn của đề tài và mong muốn các giảng viên trẻ cầu thị để tiếp cận với triết lí giáo dục mới của thế giới nhằm đổi mới trong phương pháp giảng dạy, qua đó nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng có chất lượng cho xã hội. Mời Thạc sĩ Trương Hữu Đẳng, Phó hiệu trưởng trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Trị trình bày báo cáo về: “Phương pháp nghiên cứu khoa học để phát triển chất lượng giáo dục. Mời Tiến sĩ Hoàng Phước Lộc  điều khiển phần thảo luận  và trình bày của các nhóm về các chủ đề của mô hình.

     Các thành viên tham dự  buổi tập huấn rất nghiêm túc, nhiệt tình, chăm chú theo dõi các báo cáo và thảo  luận sôi nổi nên đã đưa ra rất nhiều ý kiến quý giá để góp ý cho tác giả, đồng thời đề nghị tác giả giải thích những phần chưa rõ.

     Đây được coi là một buổi sinh hoạt chuyên môn bổ ích, thiết thực cho các giảng viên trẻ có cơ hội học hỏi, tích lũy tri thức, kinh nghiệm giảng dạy và nghiên cứu khoa học từ các chuyên gia giáo dục và những giảng viên có thâm niên trong giảng dạy và quản lý giáo dục. Tạo không khí thân thiện, cởi mở, giao lưu giữa các thế hệ giảng viên nên buổi tập huấn đã thành công rực rỡ.

     Dưới đây là một số hình ảnh của buổi tập huấn.

 

 

Tin nổi bật

Hình Ảnh

Thống kê

Lượt truy cập:7184957
Đang online:72

Video

Liên kết