Thế giới sau sự kiện ngày 11-9-2001
[ Ngày đăng: 30/06/2015 14:23:27, lượt xem: 2144 ]

Bước vào thế kỷ XXI, là kỷ nguyên của công nghệ tin học với những kết quả vượt bậc và chúng ta đang hưởng thụ những thành quả cao đó mà do chính mình tạo ra. Có thể nói chưa bao giờ nhân loại lại có một nền văn minh rực rỡ đến thế. Tuy nhiên, đàng sau ánh hào quang đó thế giới lại luôn đối mặt với nhiều thách thức. Những vấn đề mang tính chất toàn cầu mà loài người đang vướng phải như ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, thiếu lương thực, thiếu năng lượng, chủ nghĩa khủng bố, thiên tai, dịch bệnh, bệnh tật…

Trần Thị Đào

 

Bước vào thế kỷ XXI, là kỷ nguyên của công nghệ tin học với những kết quả vượt bậc và chúng ta đang hưởng thụ những thành quả cao đó mà do chính mình tạo ra. Có thể nói chưa bao giờ nhân loại lại có một nền văn minh rực rỡ đến thế. Tuy nhiên, đàng sau ánh hào quang đó thế giới lại luôn đối mặt với nhiều thách thức. Những vấn đề mang tính chất toàn cầu mà loài người đang vướng phải như ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, thiếu lương thực, thiếu năng lượng, chủ nghĩa khủng bố, thiên tai, dịch bệnh, bệnh tật…

1.    Chủ nghĩa khủng bố:

Có thể nói, cuộc khủng bố ngày 11-9-2001 ở nước Mỹ và đưa nước Mỹ nói riêng và thế giới nói chung vào hoàn cảnh không bình an. Sự kiện ngày 11-9-2001 ở Mỹ, do mạng lưới AlQaeda thực hiện đứng đầu là tên trùm khủng bố Biladen lãnh đạo đã trở thành một cách thức tối ưu nhất của kẻ yếu để chống lại đế quốc Mỹ và một số nước khác. Người dân Mỹ giờ đây còn bàng hoàng về “ngày đen tối” đó. Trong một thời gian dài, người Mỹ vẫn tự coi mình là kẻ hùng mạnh, bất khả xâm phạm và chỉ biết đi nô dịch người khác thì giờ đây họ đã hiểu rằng mình đang đứng trước những hiểm họa mà thế giới khủng bố đang nhắm tới.

Chủ nghĩa khủng bố xuất hiện từ thời trung cổ với tư cách là một hành vi cá biệt và sau đó được phát triển ra khắp thế giới. Bước sang thế kỷ XXI, chủ nghĩa khủng bố hoạt động mạnh mẽ hơn bao giờ hết đưa bước tranh an ninh thế giới vào tình cảnh báo động. Nhân một năm sau khi xảy ra sự kiện 11-9, tại Oashintơn người ta đã tổ chức một cuộc hội thảo đặc biệt bàn về “chủ nghĩa bài Mỹ” và để tìm nguồn gốc của sự kiện này. Tổng thống W.G.Bush đã không ngần gại đưa ra lời giải thích “Đó là những con người căm thù tự do”. Một số người khác thì cho rằng: “Vì chúng ta là một quốc gia mong muốn cải thiện số phận và chia rẻ sự phồn vinh cho tất cả mọi người trên đất nước này và cho nhân dân thế giới nên mới bị khủng bố ghen ghét và đánh phá chúng ta”. Thực tế không phải như vậy, Biladen và những chiến binh Hồi giáo của mạng lưới khủng bố Alqueda trước đây đã tường được Mỹ huấn luyện để trở thành những kẻ khủng bố phục vụ lợi ích của nước Mỹ, nhưng từ khi Mỹ thiết lập căn cứ quân sự ở A Rập thì làn sóng chống Mỹ trong thế giới A Rập tăng lên. Ngay từ khi mới hình thành Aiqaeda đã khẳng định cuộc thánh chiến nhằm mục đích tống khứ quân đội Mỹ trên đất A Rập. Với một đế quốc hùng mạnh như Mỹ rõ ràng phải trả đũa thích đáng những kẻ khủng bố gây ra cho đất nước này. Ngày 1-7-2002, Tổng thống G.W.Bush tuyên bố: Mỹ có quyền tấn công trước, áp đảo bằng quân sự đối với các mối đe dọa tiềm tàng đến lợi ích của nước Mỹ. Thử nghiệm đầu tiên trong học thuyết “tấn công phủ đầu” của Mỹ là cuộc tấn công Irap. Trong 2 nhiệm kỳ trên cương vị là người đứng đầu cao nhất của đế quốc Mỹ, ông Bush đã phải đối đầu với nạn khủng bố nhằm vào nước mình vốn trước đây chỉ là thứ yếu của kẻ không đáng quan tâm, thì giờ đây lại tốn nhiều công sức, tiền của của người Mỹ và một số nước đế quốc đồng minh. Sự kiện ngày 11-9 đã làm cho nước Mỹ chao đảo, dường như những kẻ khủng bố đã hiểu rằng đó chính là phương thuốc hữu hiệu nhất để chống lại kẻ mạnh hơn mình nhiều lần. Mạng lưới AlQaeda nói riêng và bọn khủng bố nói chung không ngừng đe dọa và thách thức thế giới tự do của người Mỹ, đặt nước Mỹ vào bối cảnh-cảnh giác cao độ, chính phủ Mỹ đặc biệt quan tâm đến chính sách chống chủ nghĩa khủng bố như bảo vệ sân bay, bến cảng, tòa nhà chính phủ, khu quân sự, nhà máy phản ứng hạt nhân… “Sự nghiệp” chống khủng bố của nước Mỹ đã được các nước đế quốc hậu thuẫn, điều đó cũng có nghĩa kẻ khủng bố có thêm nhiều mục tiêu và lãnh địa mới để thực hiện cuộc thánh chiến. Cái đích đến đầu tiên của bọn khủng bố đã thực hiện là thủ đô Oashinton của nước Mỹ bằng đánh sập tòa nhà cao ốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), mục tiêu tiếp theo là thủ đô Realmarich của Tây Ban Nha vào ngày 11-3-2004 làm hơn 200 người bị chết và 1.400 người bị thương. Tại khu vực tự trị Tresnia của Nga, các phần tử Hồi giáo cực đoan đã tiến hành chiến tranh khủng bố với quy mô lớn để mưu toan thành lập một nhà nước Hồi giáo độc lập. Vụ bắt cóc con tin lớn từ trước đến nay tại Cộng hòa tự trị bắc Ôxêlia của Nga vào ngày 1-9-2004 đã làm cả thế giới bàng hoàng và đau xót khi nghe tin hơn 1.200 người cả người lớn và trẻ em của trường học bị khống chế, đòi Nga rút ra khỏi Treslia, hậu quả làm 460 người thiện mạng và 750 người bị thương…Đến lúc này nhân loại mới thực sự hiểu rằng mình đang sống trong một thế giới thiếu bình an. Sự lo lắng này có cơ sở, bởi bọn khủng bố không chỉ dừng lại với cách thức, phương tiện và vũ khí mà chúng đã sử dụng. Nếu một ngày nào đó chúng có trong tay vũ khí hủy diệt hàng loạt thí hậu quả sẽ rất to lớn đeo dọa đến sự sinh tồn của trái đất. Do vậy, cái cách mà bọn khủng bố đã và đang liều lĩnh thực hiện đó là hành động không thể chấp nhận và cần phải loại trừ tận gốc. Tuy nhiên, điều đáng nói cho đến nay gần 7 năm trôi qua, đế quốc Mỹ cùng các nước đế quốc hùng hậu khác đi tìm diệt mạng lưới khủng bố AlQaeda đứng đầu là tên trùm khủng bố Biladen, dù đã sới từng mảnh đất hết Apganistan đến Irap và những vùng khác, với phương tiện chiến tranh hiện đại, đội quân thiện nghệ nhưng vẫn chưa xóa bỏ được mạng lưới khủng ố toàn cầu Alqueda. Cái khó của chính sách chống khủng bố do Mỹ đứng đầu là Mỹ không được sự ủng hộ của cả thế giới, nhiều kẻ khủng bố mà Mỹ muốn tiêu diệt lại được cả thế giới Hồi giáo hậu thuẫn và che chở điều đấy cũng có nghĩa là Mỹ và đồng minh phải tìm bao nhiêu Biladen và bao nhiêu tên khủng bố?! Có thể thấy, chính sự áp đặt của những giá trị phương Tây cùng với sự đối xử bất công của chính quyền Mỹ với nhiều nước thuộc thế giới đạo Hồi đã gây nên những bất bình, thậm chí cả lòng hận thù đối với chính quyền Mỹ. Chính vì vậy, khi nói về những nguyên nhân dẫn đến các vụ khủng bố nhằm vào nước Mỹ liên tiếp ngay tại Mỹ và một vài nơi trên thế giới gần đây, Đảng Cộng Sản Mỹ cho rằng: “Việc chính phủ Mỹ ủng hộ chính phủ Sharon ở khu vực Trung Đông, sự phát triển mới của toàn cầu hóa kinh tế và sự gia tăng của nạn nghèo đói, thất nghiệp…là nguyên nhân chính làm phát sinh chủ nghĩa khủng bố” (Thông tin tư liệu số tháng 10-2002). Thứ tướng Malaixia, M.Mahathir cũng cho rằng, sự áp bức và phân biệt đối xử tại khu vực Trung Đông và các khu vực khác thuộc thế giới Hồi giáo đã nuôi hận thù và sự thất vọng trong dân chúng Hồi giáo, những người trong số họ đã nhận thấy chủ nghĩa khủng bố là con đường duy nhất để trả thù (Thông tấn xã Việt Nam ngày 13-9-2002). Vì thế, nguyên Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc K.Annan trả lời một kênh truyền hình Anh ngày 17-10-2004, cho rằng: “Cuộc chiến tranh Irap mà Mỹ phát động không hề ngăn chặn được các vụ khủng bố, thậm chí an ninh thế giới không hề được tăng cường. Hãy xem các vụ bạo lực xảy ra quanh ta, hãy xem các hoạt động tấn công xảy ra trên phạm vi toàn cầu và hãy xem những gì đang xảy ra tại Irap, chúng ta không thể nói thế giới ngày càng được an toàn” (Trình Mưu, Vũ Quang Vinh: Quan hệ quốc tế những năm đầu thế kỷ XXI, vấn đề, sự kiện và quan điểm, NXB Lý Luận Chính Trị, HN.2005).

2.    Chạy đua vũ khí hạt nhân:

Sau chiến tranh thế thứ hai kết thúc, dưới thời tổng thống Mỹ Tơruman đã phát động cuộc chạy đua vũ trang nhằm chống lại Liên Xô và chủ nghĩa xã hội. Thế rồi, một khối lượng vũ khí được sản xuất vô độ, đến nỗi số vũ khí của toàn thế giới có thể phá hủy 5 lần trái đất và người ta buộc phải phá hủy bớt chúng đi. Cái khác của cuộc chạy đua vũ khí hôm nay lại không phải ai sử hữu nhiều vũ khí mà là ở tính chất của chúng. Tức là ai cũng muốn có vũ khí hủy diệt, kẻ nào chưa có thì muốn tạo ra, kẻ nào đã sở hữu vũ khí hạt nhân rồi thì lại nghiên cứu hệ thống đánh chặn trước khi bị kẻ thù bắn đến đất nước mình. Nếu năm 2001, người Mỹ đánh chiếm Apkanistan vì cho rằng là nguồn gốc của chủ nghĩa khủng bố, thì năm 2003, chính quyền Mỹ G.W.Bush cho rằng chính quyền Hussen có chứa vũ khí hủy diệt hàng loạt đe dọa an ninh thế giới. Trớ trêu là ở chỗ, những lời buộc tội đó đã vin vào đẻ gây hấn với Irap hoàn toàn là ngụy tạo. Chỉ sau khi binh lính Mỹ tràn vào đây, Irap mới trở thành vườn ươm của chủ nghĩa khủng bố quốc tế. Thế giới hôm nay, chứ không chỉ riêng Irap, đang trở nên kém bình an hơn trước. Những nỗ lực và tổn phí vừa qua đã không những không mang lại những kết quả mong muốn mà còn gây nên vô số những hệ lụy đem tối cho nền an ninh chung.

Cái đích đến của người Mỹ là Trung Đông ở đấy là nguồn gốc của chủ nghĩa khủng bố, ở đấy là thế giới thân cận với Morcoss, hơn cả là ở đấy có nguồn dầu mỏ vô tận. Do vậy, một điều hiển nhiên đích đến tiếp theo sẽ là Iran cho chiến lược “Đánh đòn phủ đầu” của Mỹ. Mỹ cũng cho rằng Teheran có chứa chất vũ khí hạt nhân, vì thế Mỹ và thế giới cần phải trừ. Không giống như người đồng nghiệp Hunssen trước đây, ông Tejannirat đã công khai thừa nhận nước mình có vũ khí huỷ diệt, như một sự thách thức đối với thế giới tự do của người Mỹ và là sự sống còn cho chủ quyền và toàn vẹn lãnh thỗ mà chính quyền Iran muốn bảo vệ. Sau những lần khẩu chiến giữa hai chính quyền từ Oashinton đến Teheran, thế giới tưởng chừng lại xảy ra “Hội chứng Hunssen”, mà Mỹ và một số nước đế quốc từng làm. Tuy nhiên, đối với Iran, chính quyền Bush có vẻ tính toán và thận trọng hơn. Quả thực rất khó để người Mỹ có thể tấn công Iran, dù gì đi chăng nữa Iran vẫn là một đất nước khác hẳn so với đất nước của ông Hunssen. Mặt khác nước Mỹ còn đang dính vào Iraq, có thể nói là bị sa lầy. Lật đổ được chính quyền độc tài Hunssen tưởng chừng như Mỹ đã thành công chóng vánh cho một chiến lược “Đánh đòn phủ đầu”, nhưng sau gần 6 năm có sự hiện diện quân đội Mỹ và quân đội đồng minh ở đây vẫn chưa đem lại sự ổn định và một nền dân chủ thực sự, ngược lại ngoài sự hao tốn tiền của của Mỹ còn thiệt hại lớn về sinh mạng quân sự đang tăng lên hàng giờ. Dưới triều đại của ông Tejanirat, đất nước Iran là một đất nước phát triển, người dân có quyền tự do, quyền dân chủ, đời sống nhân dân được bảo đảm, vì thế người dân Iran luôn một lòng về vị nguyên thủ này. Cho nên không ít lần chính quyền Teheran thách thức quân sự đối với Oashinton.

Mỗi một khu vực, mỗi một đất nước lại có một vị trí địa lý, lịch sử qui định. Cùng với Iran, Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên được Mỹ xếp vào một trong những nước “Trục ma quỷ” (Ám chỉ có sở hữu vũ khí hạt nhân), nhưng lại có những đặc điểm rất khác. Triều Tiên là nước XHCN, có mối quan hệ gần gũi với Liên Xô trước đây và Trung Quốc hiện nay đã trở thành một thế lực trở gại trên con đường tiêu diệt chủ nghĩa Cộng sản mà Mỹ vẫn theo đuổi. Người ta vẫn thường chia sự phát triển của thế giới ra làm ba loại phát triển theo từng quốc gia từ cao xuống thấp, thì Triều Tiên được xếp vào loại thứ ba-thế giới thứ ba-những nước kém phát triển. Rõ ràng, nếu Teheran cần vũ khí hạt nhân để bảo vệ nguồn dầu mỏ của mình, thì Bình Nhưỡng cần vũ khí hạt nhân để bảo vệ chế độ của mình. So với Iran, Triều Tiên khó khăn hơn rất nhiều, vì ở tình trạng đất nước nghèo tài nguyên, kém phát triển, hơn nữa bị Mỹ và quốc tế cấm vận trong thời gian dài, làm cho đời sống người dân trong hoàn cảnh nghèo đói. Nhìn sang bên kia của nửa đất nước, Hàn Quốc lại là một đất nước phát triển và trở thành con rồng của Châu Á. Sự cứng rắn của giới cầm quyền Bình Nhưỡng và sự cô lập của thế giới từ sau chiến tranh hai đã dẫn đến một hệ quả nghiêm trọng cho sự phát triển và hoà hợp dân tộc trên bán đảo này. Vì vậy, cũng thật dễ hiểu, trong những năm gần đây, chính quyền Triều Tiên đã phải nhượng bộ trước những yêu cầu của Mỹ và quốc tế về việc giải trừ vũ khí hạt nhân, đổi lại cộng đồng quốc tế sẽ giúp đỡ Triều Tiên trong công cuộc khôi phục kinh tế và phát triển đất nước. Những ngày vừa qua, chính phủ Triều Tiên và tổ chức thanh sát vũ khí hạt nhân của thế giới đã đi đến những hành động cụ thể và cần thiết để đi đến loại trừ hẳn vũ khí hạt nhân ở đây. Hành động của Triều Tiên mang tính tích cực cho một thế giới bình an hơn, thì Iran lại tỏ ra cứng rắn hơn khi cương quyết theo đường lối trung lập và theo đuổi chính sách phát triển vũ khí hạt nhân. Điều đó cũng có nghĩa cho sự căng thẳng hơn nữa giữa chính quyền của Teheran và chính quyền Oashinton và một Trung Đông đầy biến động chưa có lời kết.

Cuộc chạy đua vũ trang lần này không ồ ạt và hao tổn như trước đây trong thời chiến tranh lạnh, nhưng không vì thế kém phần quyết liệt và những hệ luỵ của chúng. Cuộc chạy đua lần này mang tính chất toàn cầu hơn và diễn ra âm ỉ không chỉ giữa các nước lớn mà còn có cả những nước nhỏ, nước kém phát triển như một sự bảm đảm cho chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ. Dù nổi lên ở những khu vực và các nước khác nhau, nhưng cuộc chạy đua vũ trang lần này cũng không nằm ngoài hai siêu cường thế giới giữa Mỹ và Nga. Người Mỹ và Châu Âu không ngừng mở rộng lãnh thổ NATO sang phía Đông để “chĩa con dao” vào mạng sườn người Nga. Điều này có vẻ Moscow đang thất thế khi mà các đồng minh của mình trước đây lần lượt quay đi cùng NATO. Hệ thống phòng thủ tên lửa MMD của Mỹ và NATO đã nắp đặt khắp Châu Âu, và như vậy chỉ cần Nga bắn tên lửa lên là bị đánh hạ-một kế hoạch bảo vệ Oasinhton từ xa. Đổi lại Nga cũng không ngừng nghiên cứu và chế tạo ra những loại tên lửa mới co thể vượt qua khỏi sự kiểm soát tên lửa của NATO. Mặt khác chính quyền Moscow không ngừng ủng hộ cho chương trình phát triển vũ khí của Iran.

3.    Tranh giành dầu lửa:

Dầu lửa là vấn đề phức tạp trong cuộc khủng hoảng của thế giới ngày nay. Hai mươi năm qua chủ nghĩa đế quốc trở lên ngày càng hiếu chiến và trong chính quyền Mỹ đã có sự thay đổi cơ bản về nhận thức chiến lược. Hai mươi năm trước, Mỹ sản xuất đủ dầu cho nhu cầu trong nước, nhưng sau 10 năm nữa, để đáp ứng nhu cầu dầu lửa của mình, Mỹ sẽ phải nhập khẩu gần như hoàn toàn. Thế giới hiện sản xuất được 76 triệu thùng dầu mỗi ngày, riêng lượng tiêu thụ dầu lửa hàng ngày của Mỹ chiếm 20 triệu thùng (Bao gồm 8 triệu thùng sản xuất trong nước và 12 triệu thùng nhập khẩu). Nếu Mỹ dựa hoàn toàn vào trữ lượng dầu của mình thì nguồn này sẽ cạn kiệt vào cuối thập kỷ này. Mức tiêu thụ của Mỹ và phần còn lại của thế giới đều tăng, và theo cơ quan năng lượng quốc tế, sẽ lên tới 86 triệu thùng/ ngày vào năm 2020. Nhưng sản lượng dầu lại không tăng như vậy. Vì thế Mỹ muốn giành cho mình một tỉ trọng lớn hơn trong mức tiêu thụ dầu của thế giới. Chính sách năng lượng quốc gia do chính phủ Mỹ công bố hồi tháng 5-2001, ước tính lượng tiêu thụ của Mỹ vào năm 2020 là 37 triệu thùng/ ngày.

Hiện nay Mỹ vẫn là nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới, nhưng trữ lượng dầu của Mỹ lại rất nhỏ so với mức sản lượng và đang giảm sút nhanh chóng. Gần 100 năm trước Lênin đã chỉ ra rằng: Công nghiệp dầu là một ví dụ hàng hoá bị độc quyền trên qui mô thế giới. Cơ sở của sự độc quyền này dựa vào hai yếu tố: sự tích tụ tư bản và sự hỗ trợ của nhà nước. Dầu luôn cần có qui mô tư bản lớn. Người kinh doanh dầu trên thế giới có thể kiểm soát tất cả các khâu trong ngành công nghiệp từ khâu khai thác, vận chuyển, lọc dầu đến mạng lưới bán lẻ ở các lục địa. Với qui mô đó, những hãng dầu tầm cỡ có khả năng chống lại những thách thức, đặt biệt có khả năng sự sụt giá có tính chu kỳ để đánh gục những kẻ muốn bon chen và thực hiện việc tích tụ lại trong ngành. Giá dầu lên cũng đem lại lợi nhuận khổng lồ khi nhu cầu tăng. Trong nhiều giai đoạn của thập kỷ qua, lợi nhuận đã vượt qua 30% của giá trị tư bản. Vì lí do này, hoạt động thương mại của các hãng dầu thu được nhiều tiền và buôn bán dầu có ý nghĩa chủ yếu đối với hoạt động ngân hàng Mỹ trong thế kỷ qua.

Trong cuộc khủng hoảng dầu mỏ lần này có nhiều phức tạp. Việc cung cấp “dầu lửa đắt giá” từ các vùng an toàn vế chính trị đã bị kiệt quệ. Tồi tệ hơn nữa là, nguồn dầu của Mỹ đang bị giảm sút nhanh chóng. Ngoài ra, nguồn cung cấp “dầu rẻ” từ Trung Đông đang trục trặc do sự bất ổn chính trị từ A -rập-xê-út và Cô-oét. Các giếng dầu A -rập-xê-út đã bị khai thác quá mức và kém bảo dưỡng trong hơn 50 năm qua. Các dầu mỏ của Cô-oet cũng bị chiến tranh tàn phá nghiêm trọng. Trong khi Iran là một trong những nước xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới, thì Mỹ lại không thể trông chờ từ những nguồn lợi ở đây do sự cứng rắn và thù địch của chính quyền Teheran.Vì vậy, có mối lo ngại rằng, ngay cả khi Mỹ duy trì được sự kiểm soát chính trị đối với các nước này, các hãng dầu của họ cũng không có khả năng tăng năng suất một cách nhanh chóng và lâu dài nhằm đáp ứng nhu cầu kinh doanh quốc tế của họ. Hiện nay giá dầu lửa đã đạt mức giá cao nhất từ trước tới nay đe doạ đến sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Chính vì những lí do đó, Mỹ càng đẩy mạnh sự hiện diện quân đội của mình ở Iraq bất chấp sự thiệt hại về tính mạng quân đội Mỹ ngày càng lớn. Sự bất ổn ở Trung Đông càng làm cho Mỹ thấy tầm quan trọng phải loại bỏ sự chống đối chính trị tại khu vực sân sau của mình là Mỹ La-tinh. Trữ lượng dầu của cà ba nước Vê-nê-xu-ê-la, Cô-lôm-bi-a và Ê-cu-a-đo lớn hơn gấp 3 lần trữ lượng dầu của Mỹ. Chi phí vận tải dầu lửa sang Mỹ rẻ và có thể tạo nguồn dự trữ đệm của Mỹ trên thị trường thế giới. Trong những năm quân Mỹ đã tham gia vào cuộc chiến chống lại những lực lượng giải phóng ở Cô-lôm-bia. Sự cứng rắng và kiên quyết của Tổng thống Vê-nê-xu-ê-la H.Cha-vét trong chính sách khai thác, xuất khẩu dầu mỏ cùng với chính sách ngoại giao độc lập không phụ thuộc vào Mỹ đã ảnh hưởng lớn đến chính sách chiến lược của Mỹ ở khu vực và thế giới, làm cho chính quyền Mỹ ngày càng muốn loại bỏ ông.

Sự bất ổn của Trung Đông cùng với sự cứng rắn của Iran, Vê-nê-xu-ê-la đã càng làm cho giá dầu mỏ ngày càng tăng, điều đó ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế thế giới nói chung và nước Mỹ nói chung. Trong những thập kỷ tới dầu mỏ sẽ là mối quan tâm lớn nhất của chính quyền Mỹ  và nguy cơ cho một cuộc xung đột dầu mỏ trên qui mô lớn xảy ra là rất cao.

4.    Thế giới bị chia rẻ sâu sắc:

Không phải cho đến bây thế giới mới xảy ra sự chia rẽ, mâu thuẫn với nhau. Sau chiến tranh Iraq, nó đã gây ra những chấn động lớn tới các nước A -rập và cộng đồng Hồi giáo. Tuy nhiên, thế giới phương Tây lại phản ứng gay gắt khi Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh này. Báo Thời đại (Đức) số ra ngày 12-2003 nhận xét: “Chưa bao giờ Mỹ mạnh như vậy, nhưng cũng chưa bao giờ Mỹ cô độc đến vậy. Sau chiến tranh Mỹ phải lấy lại sự tin cậy của các quốc gia khác”. Việc Mỹ xâm lược và chiếm đóng lâu dài ở Iraq sẽ là nhân tố kích động tinh thần chống Mỹ trong các nước Hồi giáo và A rập. Hiện nay ngày càng nhiều những vụ khủng bố liều chết, phá hoại nhằm vào quân đội và cơ quan Mỹ ở nước ngoài, gây lên một làn sóng chống Mỹ chưa từng có trên toàn thế giới. Sự bất ổn giữa Ixraen và Palextin xảy ra hàng thập niên qua mà Mỹ là lực lượng hậu thuẫn cho Ixraen gây thêm nóng bỏng cho khu vực Trung Đông.

Mỹ đơn phương thực hiện chiến tranh đối với Iraq đã làm chia rẽ nghiêm trọng khối NATO, Châu Âu và Liên hợp quốc. Tạp chí tuần tin tức của Mỹ viết: “Chính quyền Bush đã lầm nếu như họ tin rằng một thắng lợi sẽ xoá bỏ hệt sự mất lòng tin cũng như sự oán hận đã dâng tới đỉnh điểm”. Trên tờ Giải phóng số ra ngày 6-3-2003, ông P.Bô-ni-phát-xơ, Giám đốc Viện nghiên cứu chiến lược Pháp, viết: “Châu Âu mà Pháp là một trong những trụ cột chính phản đối lịch liệt chiến lược đơn cực nguy hiểm của Mỹ. Cùng với các cường quốc chiến lược khác trên thế giới, Pháp làm hết sức mình để xây dựng một thế giới đa cực hài hoà. Sẽ là nguy cơ lớn cho thế giới nếu Mỹ cứ tiếp tục tỏ ra thái độ vô trách nhiệm trước những vấn đề quốc tế”. Trong cuộc chiến chống Iraq vừa qua Mỹ đã được Anh, Autralia, Nhật Bản và một số nước khác hậu thuẫn, con số đó là không nhiều. Ngược lại một nửa của thế giới đứng đầu là Nga, Đức, Pháp, Trung Quốc đã thành lập một sự liên kết đối trọng với Mỹ trong vấn đề Iraq tại Hội đồngbảo an Liên hợp quốc và các diễn đàn quốc tế khác. Sự hợp tác chưa từng có giữa 4 nước lớn, một mặt phản ành nguyện vọng và xu thế hoà bình, chống chiến tranh của quảng đại nhân dân thế giới, mặt khác nhằm đối trọng với Mỹ và bảo vệ về lợi ích riêng của mỗi nước.

 Kết luận:

Như vậy, sự kiện ngày 11-9-2001, biểu hiện cho sự xung đột mới giữa một lực lượng hiếu chiến đứng đầu là Mỹ với một lực lượng của thế giới niềm tin-thế giới Hồi giáo. Trong những vấn đề  mang tính chất toàn cầu, thế giới dừng như xích lại gần nhau để cùng giải quyết như chống dịch bệnh, chống thiên tai, chống đói nghèo, chống chủ nghĩa khủng bố…Mặt khác, vì lợi ích riêng và sự đơn phương thực hiện của Mỹ trong những vấn đề quốc tế, đã làm cho mâu thuẫn trong quan hệ quốc tế càng sâu sắc hơn. Sự chia rẽ của thế giới lại có điều kiện hơn khi mà mục đích và lợi ích của những nước đế quốc cũng khác nhau, đặc biệt xuất phát từ sự tranh giành về nguồn dầu lửa. Chiến tranh Iraq có khả năng đưa đến kết cục khác với dự tính của Mỹ. Tuy giành được thắng lợi quân sự nhưng kế hoạch “chuyển hoá”, “dân chủ hoá” Iraq và các nước Trung Đông có khả năng gây ra sự hỗn loạn kéo dài. Cựu Tổng thống B.Clinton có lần nói, sự nổi trội về sức mạnh của Mỹ cũng giống như các đế chế khác từ xưa đến nay, chỉ ra khoảng khắc của lịch sử, rồi sẽ qua đi, Mỹ không nên ngạo mạn. Sức mạnh không thể đảm bảo cho Mỹ thiết lập một trật tự thế giới mới theo ý muốn./.

 

 

Tin nổi bật

Hình Ảnh

Thống kê

Lượt truy cập:10287455
Đang online:296

Video

Liên kết