DẤU ẤN HỘI THI "NGƯỜI THẦY ĐẦU TIÊN"
[ Ngày đăng: 02/12/2016 18:44:16, lượt xem: 1850 ]

Hội Thi "Người thầy đầu tiên" lần đầu tiên được khoa Giáo dục Mầm non tổ chức. Hội thi đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp trong cán bộ, giảng viên và sinh viên. Được chuyển thể từ các tác phẩm văn học nổi tiếng, có thể nói các tiết mục kịch, hài kịch là những tiết mục thành công và đạt giải cao của Hội thi

KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

 

DẤU ẤN HỘI THI “NGƯỜI THẦY ĐẦU TIÊN”

 

Tháng 11 đã về, tháng 11 mang đến những kỷ niệm đẹp đẽ cho bao thế hệ học trò, từ thuở bình minh cắp sách cho đến những tháng ngày trên giảng đường yêu dấu. Với ý nghĩa tri ân các thế hệ thầy cô giáo và  đặc biệt hun đúc tình yêu nghề nghiệp trau dồi một số kỹ năng nghề nghiệp cho HSSV , nhân ngày Nhà Giáo Việt Nam 20-11, Khoa GDMN tổ chức buổi tọa đàm mừng ngày Hiến chương nhà giáo và hội thi múa, hát, kịch với nội dung chính về “ người thầy đầu tiên”. Đến dự với Hội thi có đầy đủ lãnh đạo các khoa, phòng, ban, tổ chức của Nhà trường và sinh viên toàn khoa

 

Lần đầu tiên khi bé bước chân ra khỏi ngôi nhà mình, xa vòng tay người me, chạm ngõ đầu tiên trong cuộc đời của bé, một bầu trời mới vô cùng rộng lớn, xa lạ. Nơi ấy là trường mầm non, là cô giáo mầm non. Cái khoảnh khắc ban đầu xa lạ, bỡ ngỡ, lo lắng, chao ôi là thương. Và rồi chính « người thầy đầu tiên đó « sẽ mang đôi cánh thiên thần cho bé  có thêm tự tin, độc lập và từ đây đã mở ra  một thế hệ  “mầm non” tương lai cho đất nước. Đó chính là liên khúc hát múa về thầy cô và mái trường yêu dấu do SV lớp CĐGDMN K19B thể hiện.

 Hiển thị FB_IMG_1480677736598.jpg

“Người thầy đầu tiên” là câu chuyện hồi ức cảm động của bà Viện sĩ An-tư-nai Xulaimanovna về người thầy đầu tiên trong cuộc đời, thầy giáo Đuy-sen. Năm 1924, khi đó, An-tư-nai còn là một cô bé mồ côi mười bốn tuổi. Một ngày mùa thu, làng Kurkureu nơi cô sinh sống chào đón một người con cũ trở về, anh thanh niên Đuy-sen về làng với nhiệm vụ mở trường dạy học cho trẻ con

 

Lấy cảm hứng từ tác phẩm kinh điển này, CĐMNK21C đã mang «người thầy đầu tiên » và cô bé antunai từ nước nga xa xôi về với núi rừng Hướng hóa Quảng trị, vở kịch đã làm nhiều giáo viên và sinh viên rơi nước mắt. Kết quả đã mang về giải nhất cho tập thể lớp.

Hiển thị FB_IMG_1480677717411.jpg

Romio và Juliet là một tác phẩm kinh điển của văn học Anh thế kỷ 16. Mối tình của 2 người không được ủng hộ vì mối thâm thù giữa hai dòng họ. Juliet bị cha mẹ ép gả cho Bá tước Paris. Juliet cầu cứu sự giúp đỡ của tu sĩ Laurence. Tu sĩ cho nàng uống một liều thuốc ngủ, uống vào sẽ như người đã chết, thuốc có tác dụng trong vòng 24 tiếng. Tu sĩ sẽ báo cho Romeo đến hầm mộ cứu nàng trốn khỏi thành Verona.

Với sự tinh tế và hài hước của sinh viên lớp CĐMN K19A đã tạo ra Romio và Juliet ở trong bệnh viện tâm thần làm cho khán đài có những trận cười sảng khoái.

Hiển thị FB_IMG_1480677743443.jpg

Được sáng tác trong bối cảnh Pháp thua trận trong chiến tranh Pháp-Phổ (1870-1871). Người Đức chiếm Alsace và Lorraine, bắt dạy tiếng Đức ở Phổ thông thay cho tiếng Pháp. Cho nên các trường học ở hai vùng bị buộc phải học tiếng Đức. An-Phông-xo' Đô-đê là một cây bút truyện ngắn nổi tiếng của văn học Pháp. Truyện của ông thường giản dị nhưng rất đằm thắm, thể hiện một tấm lòng gắn bó tha thiết sâu nặng với quê hương đất nước. Buổi học cuối cùng là một tác phẩm như thế. Có thể nói, đây là câu chuyện xúc động về tình yêu Tô quốc. Tình yêu ấy được biểu hiện cụ thể bằng tình yêu tiếng nói của dân tộc của thầy Ha-men.

Với mong muốn thổi linh hồn tác phẩm vào các bạn trẻ trong thời đại mới, CĐMNK20  xin được tái hiện lại một phần tác phẩm bối cảnh tiết học cuối cùng ngay trên sân khấu gây xúc động cho người xem qua đó nhắn nhủ « Tiếng nói dân tộc là tài sản quý báu của một quốc gia. Ngôn ngữ là linh hổn riêng của mỗi dân tộc. Khi một dân tộc dù rơi vào vòng nô lệ nhưng vẫn giữ được tiếng nói của mình tức là họ vẫn giữ được bản sắc dân tộc, tinh thần và truyền thống lâu đời của dân tộc mình. Như vậy, họ vẫn còn một phương tiện quan trọng Để đấu tranh giành độc lập tự do. Tiếng nói là vũ khí tinh thần, là sức mạnh vô biên động viên cả dân tộc đoàn kết thành một khối thống nhất cùng đánh đuổi giặc ngoại xâm »

 

Trường xưa ơi có nhớ tôi không?
Đã lâu rồi chẳng về nơi đây
Cành phượng hồng năm xưa đây rồi
Chỉ không thấy chính mình ngày xưa
Thầy cô ơi có nhớ con không?
Đứa học trò nào tinh nghịch nhất
Vậy mà được yêu thương rất nhiều….

Với những ca từ da diết, màn múa – hoạt cảnh  của sinh viên lớp CĐK21B gửi đến thầy cô và mái trường cũ thân thương làm xúc động cả khán trường.

Hiển thị FB_IMG_1480677754713.jpg

Từ ngày đầu tiên đi học, mẹ dắt ta đến trường, em vừa đi vừa khóc…Với sự chăm sóc và dạy dỗ của cô giáo, sự yêu thương vô bờ bến của mẹ…để hôm nay em đứng giữa giảng đường thênh thang rộng mở…Đó là những gì mà CĐMN K21A muốn gửi gắm qua chùm ca khúc hát về cô và mẹ. Tiếng hát của Hà My cao vút hòa giọng cùng Văn Đức (Khoa Âm nhạc) đã làm cho cả khán trường nín lặng…

 

Kết thúc hội thi đã trao 01 giải nhất, 01 giải nhì, 01 giải ba và 02 giải khuyến khích. Hội thi đã chuyển thể thành công các tác phẩm văn học kinh điển và đặc biệt đã để lại nhiều dấu ấn đẹp trong lòng thầy cô và sinh viên ngày kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam

 Một số hình ảnh khác

Hiển thị FB_IMG_1480677726171.jpg

 Hiển thị FB_IMG_1480677708618.jpg

Hiển thị FB_IMG_1480678510641.jpg

 

 

Võ Thị Bích Thủy

 

Đính kèm:
 

Tin nổi bật

Hình Ảnh

Thống kê

Lượt truy cập:9166552
Đang online:132

Video

Liên kết