Khoa Xã hội
[ Ngày đăng: 01/01/2005 12:00:00 SA, lượt xem: 8617 ]

Khoa Xã hội - Trường CĐSP Quảng Trị  được thành lập năm 1999.

I. Cơ cấu, tổ chức:

Trưởng khoa : Nguyễn Hữu Thiệp             

Số lượng CB, GV trong khoa: 07 đ/c

Trong đó: Nữ  04 đ/c, Đảng viên: 04 đ/c, Tiến sĩ: 01, Thạc sĩ  05 đ/c, Cử nhân 01 đ/c                        

Điện thoại: (+84 53) 586052, Hộp thư điện tử: xahoi@qtttc.edu.vn

II. Đội ngũ:

1. Nguyễn Hữu Thiệp: Tốt nghiệp ĐHSP Huế - Thạc sĩ Khoa học Giáo dục -  Trưởng khoa

2. Võ Văn Luyến: Tốt nghiệp ĐHSP Huế - Thạc sĩ Văn – Giảng viên         

3. Nguyễn Quang Đồng: Tốt nghiệp ĐHSP Huế - Thạc sĩ Văn – Giảng viên 

4. Nguyễn Thái Hoàng: Tốt nghiệp ĐHSP Huế - Tiến sĩ Văn – Giảng viên

5. Hoàng Ái Mỹ: Tốt nghiệp ĐHSP Huế - Thạc sĩ Văn – Giảng viên 

6. Trần Thị Đào: Tốt nghiệp ĐHSP Huế - Thạc sĩ Sử – Giảng viên         

7. Nguyễn Thị Thu Sang: Đại hoc Quản trị kinh doanh, TC Tin học - Văn phòng khoa

III. Chức năng, nhiệm vụ:

- Đào tạo giáo viên Trung học cơ sở có trình độ CĐSP các môn khoa học xã hội với các loại hình khác nhau: chính quy tập trung, chuẩn hoá.  

- Đào tạo cán bộ văn phòng, văn thư, du lịch. 

- Nghiên cứu khoa học: Thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, biên soạn tài liệu  

- Bồi dưỡng giáo viên: Cùng với sở GD - ĐT thực hiện các chuyên đề bồi dưỡng thường xuyên…cho giáo viên THCS trong toàn tỉnh.

IV. Những nhiệm vụ trọng tâm năm học 2016 – 2017:

1. Thuận lợi, khó khăn:

1.1. Thuận lợi:

- Khoa luôn nhận được sự quan tâm của Đảng bộ, của BGH, sự phối hợp đồng bộ của các phòng khoa tổ, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường.

- Đội ngũ giảng viên trong khoa và giảng viên thỉnh giảng đều có trình độ chuyên môn cao, kỹ năng nghề nghiệp vững vàng và nhiệt tình, tâm huyết với nghề. Đây  là yếu tố tác động đến sự hình thành nhân cách, phát triển trí tuệ và thành thạo kỹ năng nghề cho sinh viên.   

- Các em sinh viên khoa Xã hội được học tập trong một môi trường sư phạm mẫu mực, có ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập và rèn luyện. Các em đã luôn nêu cao tinh thần cộng đồng trách nhiệm nên  đã tạo được sức mạnh chung cho tập thể sinh viên trong khoa.

- Ngoài ra, đội ngũ cán bộ lớp, cán bộ Đoàn, cán bộ Hội đều có năng lực hoạt động, có sự nhiệt tình, gương mẫu cũng là một thuận lợi dễ nhận thấy trong lực lượng sinh viên khoa Xã hội.

2.2. Khó khăn:

- Trên lộ trình chuyển đổi sang đào tạo theo học chế Tín chỉ, do có sự thay đổi ở nhiều khâu từ biên soạn chương trình chi tiết, soạn tập bài giảng đến việc áp dụng các  phương pháp dạy học hiện đại nên một số giảng viên vẫn còn hơi lúng túng.          

- Sinh viên chưa quen với cách học mới cho nên việc nắm kiến thức nhìn chung chưa tốt, kết quả học tập chưa cao.        

- Đặc trưng của khoa là số lượng sinh viên đông, ngành nghề đào tạo đa dạng, số giảng viên cơ hữu trong khoa không đủ (các ngành ngoài sư phạm) cho nên nhiều khi còn bị động trong việc thực hiện kế hoạch năm học.

III. CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

1. Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, đổi mới công tác quản lý giáo dục

- Tham gia thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, thực hiện Chương trình hành động của BGD&ĐT giai đoạn 2011- 2016 thực hiện Nghị quyết 06/NQ-CP về nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực, phát triển khoa học công nghệ và kinh tế tri thức. thực hiện đổi mới căn bản, và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam. Thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, dân chủ hoá, xã hội hoá và hội nhập quốc tế. - Tích cực hưởng ứng chủ trương đổi mới công tác quản lý giáo dục trên cơ sở thực hiện đổi mới tư duy quản lý, đổi mới phương thức quản lý, đổi mới cơ chế quản lý của nhà trường theo hướng quy định các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá việc thực hiện của CBQL, GV, CNV, HSSV để góp phần đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo. Cùng  nhà trường thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 theo quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ; thực hiện Đề án quy hoạch tổng thể phát triển nhà trường giai đoạn 2012-2015 tầm nhìn đến 2020 theo phê duyệt của UBND Tỉnh Quảng Trị.

- Tham gia ý kiến để tổng kết 3 năm thực hiện Chỉ thị 296/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới quản lý giáo dục đại học và tiếp tục thực hiện Chỉ thị này trong giai đoạn tiếp theo. -Tích cực tham mưu cho BGH ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, và sự phối hợp giữa các đơn vị, đảm bảo hành lang pháp lý và thủ tục hành chính thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

- Hưởng ứng việc thực hiện đầy đủ 3 công khai: công khai chất lượng đạt được, công khai các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục và đào tạo, công khai quản lý thu- chi tài chính. Không ngừng nâng cao chất lượng, đảm bảo chất lượng, hiệu quả công tác tự kiểm tra.  

- Nâng cao chất lượng phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh, sinh viên trong toàn khoa. Thực hiện sơ kết, tổng kết đánh giá thực hiện quy định và pháp luật theo hướng dẫn của nhà trường. - Nâng cao tinh thần trách nhiệm, tích cực bảo quản tốt thiết bị, đồ dùng dạy học ở lớp,  các thiết bị phục vụ học tập, sinh hoạt như điện, quạt, nước, các dụng cụ trong phòng học.

- Cán bộ, giảng viên thực hiện nghiêm túc các quy định của Pháp lệnh cán bộ công chức, nhiệm vụ của nhà giáo và cán bộ QLGD

- Đánh giá rèn luyện sinh viên theo học chế tín chỉ đảm bảo công bằng, hiệu quả. - Tham gia tốt các hoạt động chính trị xã hội ở tỉnh và địa phương. Tham gia có hiệu quả các cuộc thi do cấp trên, nhà trường và các đoàn thể phát động.     

- Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý giáo dục và đào tạo. Tăng cường hiệu quả của việc sử dụng CNTT, sử dụng mạng nội bộ trong thực hiện các thủ tục hành chính theo quy định của UBND tỉnh Quảng Trị. Bổ sung thêm một số nội dung trên trang website, tạo điều kiện phục vụ thông tin và tài liệu tham khảo cho CBGV, HSSV. Xây dựng kênh thông tin để theo dõi và kết nối với HSSV sau tốt nghiệp và gắn với các cơ sở sử dụng nguồn nhân lực do trường đào tạo.

2. Nâng cao chất giáo dục đào tạo và hiệu quả giáo dục, bồi dưỡng, tiếp tục thực hiện tốt yêu cầu chuyển đổi đào tạo theo học chế tín chỉ

- Tiếp tục thực hiện việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh gắn với việc thực hiện kỷ cương, nền nếp, văn minh trường học theo chỉ thị 03-CT/TW ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị. Chú trọng giáo dục đạo đức, nhân cách, các giá trị sống, kỹ năng sống cho HSSV và tổ chức thực hành, tạo môi trường rèn luyện các kỹ năng cho HSSV. Nâng cao đạo đức nghề nghiệp của nhà giáo và CBQL giáo dục. Thực hiện nghiêm túc các cuộc vận động của ngành: cuộc vận động “Hai không với 4 nội dung”, cuộc vận động “Mỗi thầy giáo cô giáo là một tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo” trong hoạt động hàng ngày, hoạt động thường xuyên của trường.

- Tiếp tục thực hiện lộ trình chuyển đổi đào tạo theo học chế tín chỉ. Rà soát việc thực hiện quy chế, việc đáp ứng các yêu cầu đào tạo theo HCTC để bổ sung các nhiệm vụ và tổ chức thực hiện nhằm nâng cao chất lượng đào tạo theo HCTC.  Điều chỉnh, bổ sung chương trình, chuẩn đầu ra các ngành đào tạo của các hệ nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội.   - Tham gia ý kiến đánh giá kết quả 3 năm thực hiện Chỉ thị số 296 và chương trình hành động của Bộ nâng cao chất lượng đào tạo và đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010-2012.

- Tham gia cùng nhà trường nhằm tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng: GV rà soát, bổ sung, biên soạn tập bài giảng, giáo trình, tài liệu tham khảo; tiếp tục thực hiện các giải pháp đổi mới phương pháp dạy học, áp dụng các PPDH tích cực, dạy học lấy HSSV làm trung tâm. Tăng cường sử dụng trung tâm học tập trực tuyến, ứng dụng CNTT và truyền thông trong đào tạo. Mỗi cán bộ giáo viên tham gia giảng dạy tích cực nghiên cứu, đầu tư, cập nhật, bổ sung nội dung, đổi mới PPDH, tổ chức hoạt động và quản lý kết quả học tập của HSSV, giúp đỡ HSSV thay đổi PP học tập, nghiên cứu.

- Động viên giảng viên hoàn thành đề cương chi tiết, tập bài giảng tham gia giảng dạy. Tổ chức đăng ký viết giáo trình, nghiệm thu giáo trình theo quy định và hướng dẫn của BGD&ĐT.

- Tham gia cùng nhà trường xây dựng ngân hàng đề thi cho các ngành đào tạo. Tổ chức thi, kiểm tra, đánh giá nghiêm túc. Đổi mới kiểm tra, đánh giá theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học, chuyển trọng tâm đánh giá nội dung học tập sang đánh giá phẩm chất và năng lực của người học, gắn với kiến thức, kỹ năng, thái độ, năng lực cần có của HSSV. Tổ chức lấy ý kiến phản hồi của HSSV sau khi kết thúc dạy học phần hồi về chất lượng dạy và học, tình hình việc làm của sinh viên. -Hướng dẫn HSSV cần tích cực, chủ động thực hiện PPHT mới, tăng cường tự học, tự đọc và tìm hiểu, tích luỹ kiến thức, rèn kỹ năng qua các phương tiện thông tin, qua sách báo, tài liệu tham khảo, giáo trình học tập bộ môn. Thực hiện nghiêm chỉnh các yêu cầu về kiểm tra đánh giá thường xuyên theo quy chế mới và nhiệm  vụ học tập mà thầy cô giao cho. 

- Thực hiện các chương trình bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, PPDH, năng lực công tác cho GV, CBQL nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

- Quán triệt GV tham gia tích cực các hoạt động hội thảo, tập huấn, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ PPDH ở tất cả các ngành, các hệ, các lớp đào tạo theo phương châm:

- Dạy cách học và hướng dẫn HSSV tự học, hỗ trợ giúp HSSV tự học tự nghiên cứu;

- Rèn luyện phát triển kỹ năng và thói quen học tập chủ động, sáng tạo của người học, đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy học, đào tạo, công tác.

- Tăng cường năng lực sư phạm cho giảng viên theo chương trình và hướng dẫn của BGD&GD giai đoạn 2011- 2015 tầm nhìn 2020.

- Tăng cường năng lực học tập cho HSSV theo yêu cầu đào tạo của học chế tín chỉ. Mỗi HSSV cần tích cực, chủ động thực hiện PPHT mới, tăng cường tự học, tự đọc và tìm hiểu, tích luỹ kiến thức, rèn kỹ năng qua các phương tiện thông tin, qua sách báo, tài liệu tham khảo, giáo trình học tập bộ môn. Thực hiện nghiêm chỉnh các yêu cầu về kiểm tra đánh giá thường xuyên theo quy chế mới và nhiệm  vụ học tập mà thầy cô giao cho.

- Tăng cường giảng dạy kỹ năng mềm (kỹ năng tự chăm sóc sức khoẻ, kỹ năng xây dựng kế hoạch học tập, kỹ năng tự học, kỹ năng nghề nghiệp, rèn luyện tầm nhìn, mối quan hệ tốt với trường, kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng làm chủ bản thân);  đặc biệt là kỹ năng giao tiếp và ngoại ngữ cho sinh viên.

- Căn cứ hướng dẫn của Bộ, yêu cầu của nhà trường, tiếp tục xây dựng chương trình  các ngành đào tạo mới, hoàn thành xây dựng chuẩn đầu ra cho từng ngành đào tạo.

- Phấn đấu có 100 % học phần biên soạn phân phối chương trình chi tiết, đưa lên trung tâm học tập trực tuyến. Mỗi GV đều có ít nhất một HP sử dụng TTHTTT để dạy học. Chọn lọc và đưa nội dung tập bài giảng lên trung tâm học tập trực tuyến làm tài liệu tham khảo cho HSSV.

- Các giảng viên bộ môn tích cực nghiên cứu, xây dựng bài giảng thực hiện giảng dạy hướng dẫn HSSV tự học tự nghiên cứu, tổ chức thao giảng, rút kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và chất lượng tự học của HSSV.

- Xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo cho các lớp, các hệ đào tạo theo từng học kì, cả năm và có sự điều chính kịp thời. Có kế hoạch thỉnh giảng cho các học phần ngoài sư phạm.

- Từng bước thực hiện tốt kế hoạch đào tạo theo học chế tín chỉ đối với các lớp theo kế hoạch của nhà trường

- Quản lý chặt chẽ nội dung, quá trình đào tạo, đặc biệt công tác giảng dạy, quản lý học tập của HSSV, thực hiện nghiêm túc việc thi, kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kỳ theo quy chế.

- 100%  GV tham gia làm và sử dụng ngân hàng đề thi các học phần, các môn học.

- Thực hiện kiểm tra, đánh giá theo Qui chế 25/2006 QĐ - Bộ GD&ĐT, Qui chế 40/2008 QĐ - Bộ GD&ĐT và Qui chế 43/2007 QĐ - Bộ GD&ĐT.  

- Tổ chức lấy ý kiến phản hồi trong sinh viên,khảo sát nhu cầu của các cơ sở sử dụng nhân lực sau đào tạo để có hướng điều chỉnh phù hợp trong giảng dạy.

- Tổ chức tốt các hoạt động rèn luyện NVSP, nghiệp vụ nghề trong HS-SV.

3. Nâng cao hiệu quả NCKH, chuyển giao công nghệ

- Thực hiện công tác NCKH – công nghệ theo Thông tư số 22.2011/TT-BGD ĐT ngày 30/5/2011 của BGD&ĐT, Thông tư số 19/2012/TT-BGDĐT ngày 01/6/2012 về hoạt động NCKH đối với sinh viên.

- Quán triệt giảng viên tham gia các chuyên đề để thực hiện nâng cao chất lượng đào tạo, quản lý. CBGV tích cực tự học tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, khả năng sử dụng ngoại ngữ, sử dụng các phần mềm dạy học.

- Tiếp tục thực hiện công tác NCKH theo các định hướng của BGD&ĐT và theo yêu cầu của nhà trường (Tăng cường đào tạo theo HCTC; Phát huy tính tích cực của HSSV; Hướng dẫn HSSV tự học tự nghiên cứu có hiệu quả; Ứng dụng CNTT trong dạy và học;  Đổi mới PPDH, sử dụng các phương pháp dạy học tích cực …).

- Tăng cường biên soạn bài giảng điện tử, xây dựng và sử dụng các diễn đàn trong dạy học các học phần cho HSSV. Động viên, khuyến khích CB, Giảng viên, HSSV sử dụng trung tâm học tập trực tuyến để giảng dạy, học tập, nghiên cứu.  

- Ứng dụng mạnh mẽ CNTT trong quản lý. Sử dụng phần mềm quản lý đào tạo có hiệu quả. 

- Tham gia thực hiện tốt quy định của nhà trường về việc quản lý hoạt động NCKH và công  nghệ.  Triển khai xây dựng chương trình NCKH gắn với sự phát triển kinh tế - xã hội – văn hoá ở địa phương.

- Nâng cao chất lượng các đề tài NCKH gắn với các hoạt động phục vụ xây dựng văn hoá trường học, cộng đồng, nâng cao chất lượng đào tạo ở trường Cao đẳng, nâng cao chất lượng bồi dưỡng giáo viên.

- Nghiên cứu cách tổ chức thực hiện các chuyên đề, sêmina đồng thời hướng dẫn các bài tập lớn và tiểu luận cho SV.

4. Đẩy mạnh công tác HSSV, xây dựng môi trường học tập, môi trường Văn hoá:

- Tiếp tục thực hiện cuộc việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo chỉ thị 03-CT/TW ngày 14/5/2011 gắn với các cuộc vận động của ngành, gắn với thực ghiện kỷ cương nền nếp và văn hoá nhà trường. Đẩy mạnh công tác giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, các giá trị văn hoá cốt lõi của nhà trường. Nâng cao chất lượng Giáo dục Thể chất, Giáo dục Quốc phòng, Giáo dục Pháp luật, giáo dục thẩm mỹ, phòng chống các tệ nạn xã hội, tội phạm, ma tuý, HIV/AIDS cho HSSV.

- Xây dựng mô hình, tổ chức đánh giá rèn luyện sinh viên thực hành các kỹ năng sống, học tập rèn luyện theo học chế tín chỉ đảm bảo công bằng, hiệu quả.

- Tổ chức cho HS-SV ký cam kết  thực hiện tốt luật phòng chống Ma tuý, phòng chống HIV/AIDS và các tệ nạn xã hội khác, cam kết thực hiện cuộc vận động chống tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục do BGD&ĐT phát động, cam kết thực hiện luật giao thông đường bộ.

- Đẩy mạnh công tác giáo dục thể chất, hoạt động thể dục thể thao, chăm sóc sức khoẻ HSSV, tăng cường công tác quản lý, phối hợp đảm bảo an ninh, trật tự học đường, phòng chống tội phạm, bạo lực, tệ nạn xã hội trong HSSV.

- Đổi mới công tác giáo dục HSSV, phối hợp với Đoàn thanh niên, Hội sinh viên tổ chức hệ thống câu lạc bộ văn hoá, văn nghệ, thể thao, học thuật để tạo điều kiện cho HSSV rèn luyện kỹ năng sống, thực hành các giá trị đạo đức.

- Bồi dưỡng hỗ trợ phương pháp học tập cho HSSV để thực hiện đào tạo theo học chế tín chỉ. Khuyến khích HSSV học tập mọi lúc mọi nơi, ghi nhận và đánh giá kết quả học tập của HSSV theo tinh thần đổi mới, với nhiều hình thức khác nhau.

- Hưởng ứng các hoạt động thi đua thực hiện kỷ cương nền nếp trong nhà trường. Phối hợp công đoàn, đoàn thanh niên, hội sinh viên thực hiện đánh giá thi đua thực hiện kỷ cương nền nếp cũng như các cuộc vận động. Thực hiện quy chế văn hoá ở cơ sở, thực hiện các tiêu chuẩn học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

- Thực hiện tốt các biện pháp để đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm. Xây dựng và thực hiện tốt “đời sống văn hoá trong trường học”.

- Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện xã hội hoá giáo dục, tăng cường huy động các nguồn lực phát triển giáo dục, xây dựng xã hội học tập, làm tốt công tác khuyến học, khuyến tài trong CBGV, HSSV.

- Phối hợp với phòng TC-CTHSSV, bộ phận quản lý nội trú, ngoại trú tổ chức kiểm tra thường xuyên, xử lý kịp thời mọi hành vi vi phạm nội quy, nền nếp, vi phạm pháp luật trong HSSV.

5. Các công tác khác

- Tham gia thực hiện đề án nâng cao chất lượng giáo viên và đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục. Động viên giảng viên, cán bộ học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực giảng dạy, công tác nhằm làm tốt nhiệm vụ được giao. Tham gia các chuyên đề về đổi mới theo học chế tín chỉ, bồi dưỡng NCKH để nâng cao chất lượng nghiên cứu, ứng dụng kết quả nghiên cứu. CBGV tăng cường năng lực sử dụng CNTT trong công tác, sử dụng ngoại ngữ trong giao tiếp và nghiên cứu góp phần chuẩn bị cho hội nhập và phát triển. 

- Nâng cao tinh thần trách nhiệm của CBGV, NV trong công tác; thực hiện tự đánh giá và đánh giá theo tiêu chuẩn, tiêu chí của CBQL, GV, NV và việc học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh hàng tháng trong đơn vị, hàng kỳ, hàng năm trong nhà trường nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm, hiệu quả quản lý của CBGV-NV, nâng cao chất lượng đào tạo, công tác, phục vụ trong nhà trường.

- Tham gia kiểm định chất lượng và công tác kiểm tra đánh giá chất lượng giáo dục trong nhà trường; tiếp tục đổi mới công tác thi cử, kiểm tra, đánh giá quá trình dạy học theo yêu cầu phản ánh đúng chất lượng và góp phần thực hiện các mục tiêu đào tạo. - Tăng cường sự phối hợp đồng bộ với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường nhằm thực hiện có hiệu quả việc giáo dục HS-SV và nâng cao chất lượng chuyên môn nghiệp vụ. - Tiếp tục tổ chức và triển khai thực hiện có hiệu quả các hoạt động thiết thực của chi hội khuyến học khoa.

IV. CHỈ TIÊU PHẤN ĐẤU

1. Tập thể               

* Đơn vị:             Khoa Tiên tiến Xuất sắc

* Đoàn thể:        - Chi bộ trong sạch vững mạnh                              

- Tổ công đoàn vững mạnh

2. Đối với cán bộ - giáo viên:

- Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở: 03 GV

- Lao động tiên tiến:  04 GV

- Tự học nâng cao trình độ

- Bài báo khoa học: 02

3. Đối với HS-SV - Tập thể "Học tập tốt - Rèn luyện tốt":   02 tập thể

- Sinh viên ưu tú:              1 - 2%

- Sinh viên giỏi:      7 - 10%

- Sinh viên khá:                  55%

- Còn lại là sinh viên TB (Không có sinh viên yếu kém)

- Sinh viên được học tiếp:                90 - 100%.

- Tốt nghiệp 80 - 100%

- Không có sinh viên bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trước toàn khoa trở lên.

 

Tin nổi bật

Hình Ảnh

Thống kê

Lượt truy cập:7185691
Đang online:32

Video

Liên kết