NHIỀU HOẠT ĐỘNG HẤP DẪN CHO NGÀY SÁCH VÀ VĂN HOÁ ĐỌC CỦA TRƯỜNG CĐSP QUẢNG TRỊ
[ Ngày đăng: 11/04/2024 15:27:48, lượt xem: 406 ]

 Lê Thị Như Trang – Trung tâm CNTT-TV

Chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 21/4, Ngày Sách và Bản quyền thế giới 23/4, sáng 19/4, Trung tâm CNTT- Thư viện phối hợp với Trường PTLC cùng khoa Mầm non tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2024 với Thông điệp “Sách hay cần bạn đọc”; “Sách quý tặng bạn”; “Sách hay: Mắt đọc - Tai nghe”.

Tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024, các hoạt động góp phần tuyên truyền, xây dựng và phát triển phong trào đọc sách nhằm tôn vinh giá trị của sách và nâng cao nhận thức về văn hóa đọc, khơi dậy lòng yêu sách, hình thành thói quen đọc sách, ý thức tự học của học sinh, sinh viên trong Nhà trường nhằm thu hút bạn đọc đến thư viện ngày càng đông.

Nhà trường tổ chức với nhiều hoạt động đa dạng, phong phú, là sân chơi bổ ích, lành mạnh cho bạn đọc nhiều lứa tuổi:

Phát động “ Tuần đọc sách và giới thiệu sách hay”

Trung tâm CNTT-Thư viện đã lựa chọn những sách mới, tác phẩm kinh điển hay có ý nghĩa đăng trên Fanpage nhằm khuyến khích CBVC đọc sách và phục vụ cho HSSV trong nhà trường đạt kết quả tốt cho các kỳ thi thi học phần, học kỳ, thi chuyển cấp và thi tổt nghiệp THPT năm 2024

Triển lãm và trưng bày sách hay

Tại sảnh tầng 1 Trung tâm CNTT-Thư viện do sinh viên khoa Mần non sắp xếp và trưng bày, giới thiệu gần 350 cuốn sách về văn hoá dân gian với những nội dung về phong tục dân gian; các nghi lễ vòng đời như cưới xin, sinh đẻ, tang lễ; tín ngưỡng, tôn giáo; các thành tựu văn hóa văn nghệ... Thông qua các tư liệu trong triển lãm góp phần khẳng định vai trò, ý nghĩa giúp cho CBGV; HSSV hiểu được các giá trị văn hoá dân gian phong tục, đọc đáo của 54 nước dân tộc đã được sáng tạo và lưu truyền từ hàng nghìn năm nay.

Tổ chức Hội thi “Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam” gồm 4 nội dung:

1.  “Sân khấu hóa tác phẩm văn học”: Hoá tác phầm bằng hình thức đóng

Đây là một trong những hoạt động giúp HS tiếp cận tác phẩm văn học bằng nhiều hình thức như sân khấu hóa, âm nhạc, nghệ thuật… Bên cạnh đó, việc tham gia các hoạt động giúp HS rèn kỹ năng làm việc nhóm, giao tiếp trước đám đông cũng như khả năng tự học, tư duy và sáng tạo, để chuyển thể các tác phẩm văn học, các bạn trong nhóm thi phải tìm hiểu kỹ về bối cảnh sáng tác, nội dung tác phẩm, tìm đọc các tài liệu nghiên cứu, đánh giá về giá trị nghệ thuật của tác phẩm.

2. Giao lưu cùng khách mời. “Khát vọng hòa bình qua những trang sách”.

Hoạt động này tác giả muốn giới thiệu đến bạn đọc những tác phẩm tiêu biểu viết về một đất nước đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh để bảo vệ Tổ quốc, hòa bình càng có ý nghĩa hơn. Hơn ai hết, nhân dân Việt Nam luôn khát vọng và hiểu rõ giá trị hòa bình. Hòa bình đã trở thành lẽ sống của mỗi con người Việt Nam và biết bao thế hệ đã không tiếc máu xương để bảo vệ hòa bình và độc lập dân tộc.

3. Thi “Giới thiệu quyển sách em yêu”

Cuộc thi được tổ chức với mong muốn lan tỏa văn hóa đọc cho học sinh góp phần nâng cao nhận thức về ý nghĩa to lớn và tầm quan trọng của việc đọc sách đối với việc phát triển kỹ năng, phát triển tư duy giáo dục và rèn luyện nhân cách con người. Đây thực sự là niềm vui lớn với những người yêu đọc sách và những tác phẩm để lại ấn tượng sâu sắc cho mỗi cá nhân.

4. Tổ chức các câu hỏi dành cho khán giả

Phần thi này, nhằm kết nối giữa tác giả, tác phẩm và bạn đọc, từ đó lan toả tình yêu với sách, hướng tới một nền văn hóa đọc ngày càng phát triển. Những kiến thức về văn học nghệ thuật, kiến thức về xã hội truyền cảm hứng khi đọc sách với khách mời giao lưu.

 Đây là chuỗi hoạt động rất ý nghĩa, đặc biệt là với bạn đọc là HSSV trong toàn trường, giúp các em bồi dưỡng niềm yêu sách, đam mê đọc sách mà còn là dịp để các em được trải nghiệm, tự tin phát huy năng khiếu của bản thân, có cơ hội phát triển toàn diện văn hóa đọc tại trường.

  

Phòng mượn Trung tâm CNTT-Thư viện